ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN:
- Sa nhân còn có tên gọi khác trong tiếng Tày là mác nẻng, trong tiếng Thái là co nẻnh, sa nhân là loại cây mọc hoang rất nhiều ở các vùng rừng núi, dưới tán cây sa nhân râm mát. Bọ phận thường dùng làm thuốc của sa nhân là hạt quả. Quả thường được hát vào mùa hè, bóc vỏ rồi lấy hạt ở phía trong, sây khô sử dụng dần.
- Sa nhânlà cây thân thảo cao khoảng 2-3cm, nó gần giống cây riềng nhưng rễ không phát triển thành củ bò lan trong lớp đất mỏng, nhiều lúc nổi cả lên mặt dất. Lá sa nhân có bẹ dài, mọc so le, phiến lá có hình trái xoan, mặt lá láng bóng màu xanh thẫm.
- Hoa sa nhân có đốm tía màu trắng, mọc thành chùm. Quả sa nhâncó gai, cuống ngắn, hình tròn hoặc trứng dài có ba ô mang ba khối hạt màu nâu sẫm, mùi thơm. Có nhiều loại sa nhân, chủ yếu sử dụng trong Đông Y là sa nhân trắng và sa nhân tím vì có giá trị dược liệu cao.
- Tác dụng của sa nhân
- Sa nhâncó tính ôn, vị cay vào các kinh: thận, tỳ và vị. Tác dụng của sa nhân như sau:
- Công dụng bổ tỳ vị, tăng cường hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn
- Điều hòa lưu thông khí huyết trong cơ thể
- Tác dụng điều trị răng: sâu răng, đau nhức
- Tác dụng điều trị viêm đại tràng, dạ dày mãn tính
- Chữa trị bệnh xơ gan cổ trướng
- Đối tượng sử dụng sa nhân
- Sa nhânthường sử dụng trong các trường hợp ăn uống khó tiêu, ợ chua, bụng đầy hơi, chức năng tiêu hóa kém đặc biệt là các trường hợp sau:
- Người bị tiêu chảy
- Bệnh nhân viêm dạ dày
- Trẻ em bị sau răng
- Bệnh nhân xơ gan cổ trướng
- Người bị đầy bụng, khó tiêu
- Bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính
- Phụ nữ thai nghén hay nôn
- Cách dùng một số bài thuốc từ sa nhân
- Chữa ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện khó
- Dùng sa nhân6g, sơn tra 12g, gạo tẻ 300g, cháy cơm 150g, kê nội kim 3g, thần khúc 12g, hạt sen 12g. Đem tất cả các nguyên liệu đem sao thơm rồi tán mịn. Sử dụng 12g hòa tan với nước mỗi lần dùng và thêm đường uống. Uống 2-3 lần / ngày.
- Điều trị thai nghén hay nôn
- Cách 1: Dùng gạo tẻ 30g nấu cháo sau đó trộn 3g sa nhânđã sao qua rồi nghiền mịn. Tiếp đến đun lửa nhỏ thêm một lúc. Nên ăn nóng vào sáng sớm hoặc vào vào lúc tối trước khi đi ngủ.
- Cách 2: Nguyên liệu chuẩn bị: 3g sa nhân, 1 con cá diếc cùng với gia vị, hành và gừng tươi. Đem cá diếc đánh vảy, bỏ mang và phần ruột mang rửa sạch. Tiếp đến cho sa nhân vào bụng để nấu nhừ sao đó cho thêm gia vị. Nên ăn lúc nóng. Bài thuốc này hay được sử dụng ở phụ nữ mang thai bị tình trạng nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, sức đề kháng kém, tay chân rã rời hoặc phù nhẹ hai chân.
- Trị tiêu chảy với các triệu chứng như chân tay lạnh, bụng sôi, kém ăn, đau chướng bụng ở vùng hạ vị.
- Dùng can khương, sa nhân, nhục quế, vỏ quýt, vỏ rụt, sử dụng mỗi vị 8g kết hợp cùng với phá cố, tục đoạn, củ mài sao, phá cố và bổ chính sâm, mỗi vị dùng 12g. Mang tất cả các nguyên liệu này tán bột rồi trộn chung. Dùng mỗi ngày 20g hoa với nước để uống.
- Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính
- Dùng sa nhân1g đã tán bột, mộc hướng 1g tán bột và bột sắn dây 30g cho vào tô. Tiếp đó thêm 1 lượng nước vừa đủ, khuấy đều rồi thêm đường cát để nấu cháo ăn. Nên ăn ngày 2 lần.
- Hỗ trợ chữa viêm loét dạ dày mạn tính
- Nguyên liệu chuẩn bị: sa nhân6g với 1 cái dạ dày lợn đã được vệ sinh sạch sẽ rồi thái chỉ. Sử dụng 2 nguyên liệu này nấu thành món canh. Một liệu trình là khoảng 10 ngày, bệnh nhân dùng cho tới khi bệnh thuyên giảm thì ngưng sử dụng.
- Giảm đau răng do sâu răng
- Đem sa nhântán thành bột rồi chấm lên vùng răng bị đau. Cũng có thể sử dụng sa nhân ngâm chữa trị đau răng.