Đặc điểm tự nhiên:
- Hạt ươi là quả của cây đười ươi, loài cây được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và quần đảo Malaysia. Quả đười ươi được thu hoạch, làm khô (phơi hoặc sấy) sau khi chín từ tháng 4 đến tháng 6, tạo thành sản phẩm là hạt ươi.
- Hạt ươi có màu nâu nhạt. Khi vỏ hạt được mở và ngâm trong nước, phần thịt bên trong sẽ nở ra gấp từ 6 – 8 lần kích thước ban đầu. Thịt của hạt ươi là một thành phần được ưa chuộng trong nhiều món ăn và đồ uống, với nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe.
- Hạt đười ươi chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ hòa tan, canxi, sắt, vitamin B1, B2, iodine, một ít đường, chất béo, tinh bột và chất xơ không hòa tan. Ngoài ra, hạt ươi còn chứa Quercetin – một sắc tố thực vật có công dụng ngăn ngừa viêm và chống các tác nhân gây ung thư.
- Loại hạt này cũng cung cấp Axit gallic – một chất chống oxy hóa tự nhiên có trong lá trà, các loại trái cây và rễ cây. Axit gallic có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tăng cường hệ vi khuẩn đường ruột và điều hòa các đáp ứng miễn dịch tại ruột.
- Hạt ươi thường được ăn nhiều khi thời tiết oi bức, nhất là vào mùa hè vì có tính giải nhiệt, bồi bổ cơ thể, đồng thời giảm sưng, viêm.
- Để hỗ trợ điều trị viêm họng, viêm amidan, bạn có thể ngâm 3 đến 5 hạt ươi trong nước nóng. Nếu bạn đang gặp ho khan, mất giọng hoặc khàn tiếng, thì nên ngâm 5 hạt cùng với 3g rễ cam thảo sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
- Hạt đười ươi có thể được kết hợp với nhiều loại đồ uống hoặc thực phẩm khác nhau để tạo ra những món ăn, thức uống ngon miệng. Bạn có thể thêm hạt ươi vào trà xanh, trà hoa cúc, trà lài, trà hoa hồng hoặc kết hợp với đường trắng, đường nâu hoặc mật ong. Ngoài ra, bạn có thể thử kết hợp đười ươi với nước dừa, nước chanh hoặc nước táo ép.
- Loại hạt này còn được sử dụng trong các món ngọt tráng miệng như sâm bổ lượng, chè hạt sen và thường được kết hợp với hạt é, mủ trôm, sương sáo hoặc sương sâm trong các món ăn dân dã.