Đặc điểm tự nhiên:
- Mắc ca có mặt ở Việt Nam từ năm 2002, sau chuyến khảo sát về cây Mắc ca tại Úc của đoàn công tác Chính phủ. Tới nay, Mắc ca đã được trồng khá phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên với diện tích lên tới hàng nghìn ha và sau hơn 10 năm thử nghiệm tại Điện Biên kết quả cho thấy 100% cây Mắc ca trồng tại đây đều sai quả và tỷ lệ sống lên tới 98%.
- Cây mắc ca được trồng tại Điện Biên chỉ có duy nhất cho 1 vụ quả nên Hạt mắc ca ở đây đạt vị ngon, độ thơm rất đặc biệt do được cây tập trung dinh dưỡng suốt cả năm.
- Với mục tiêu phát triển rừng bền vững dựa trên quan điểm cải tạo và phát triển nguồn tài nguyên sẵn có như đất trống đồi núi trọc, thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loài cây đa mục đích vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu kỹ về các loại cây rừng, UBND tỉnh Điện Biên quyết định chọn Mắc ca là cây trồng chủ lực trong phát triển vùng dự án trồng rừng sản xuất.
- Dự án có tổng diện tích quy hoạch hơn 4.000ha. Năm 2012, những cây Mắc ca đầu tiên được trồng thí điểm tại bản Đứa (xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo) và xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) với diện tích gần 20ha theo hình thức trồng hợp tác với người dân. Những ngày đầu triển khai dự án gặp không ít khó khăn, do là loài cây mới nên người dân chưa mặn mà tham gia trồng và chăm sóc. Chính vì vậy, chính quyền các xã vùng dự án đã bỏ nhiều công sức, thời gian tuyên truyền về loài cây này để thuyết phục người dân liên kết phát triển cây Mắc ca. Năm 2013, triển khai trồng 35ha tại các xã: Quài Nưa, Quài Cang (huyện Tuần Giáo); Nà Tấu (huyện Điện Biên). Đến nay, đã triển khai liên kết với người dân trồng được hơn 57ha tại rất nhiều địa phương trong tỉnh, đồng thời xây dựng vườn ươm cây giống với quy mô 5 vạn cây/năm tại xã Tà Lèng đảm bảo cung cấp cây giống cho vùng dự án và nhu cầu cây giống của người dân.
- Hiện nay trên địa bàn huyện Tuần Giáo, cây Mắc ca được trồng chủ yếu tại các xã: Quài Nưa, Quài Cang, Quài Tở và một số ít hộ gia đình tại thị trấn huyện, với diện tích khoảng gần 40ha, cây Mắc ca phát triển tốt do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Như vậy, cùng với cây Cao su, Cà phê thì cây Mắc ca cũng đã được huyện Tuần Giáo tính toán quy hoạch đưa vào trồng.
- Qua theo dõi quá trình phát triển cho thấy, cây Mắc ca sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của các địa phương nơi dự án đang triển khai. Đến nay, bình quân chiều cao của cây đạt từ 1,2 – 1,5m, đường kính từ 2 – 3cm, tỷ lệ cây sống đạt trên 98%. Cuối tháng 12/2013, đoàn công tác của nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Công Tạn – Người đưa cây Mắc ca về Việt Nam lên tham quan vườn cây đánh giá cao tốc độ phát triển tại vùng dự án và triển vọng của cây Mắc ca trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khi được phát triển với diện tích lớn.
- Tại tỉnh Điện Biên, cây Mắc ca được trồng thử nghiệm từ năm 2002 đã cao trên 10m và rất sai quả. Loạt cây trồng thử nghiệm sau hơn 10 năm tuổi cũng cho thấy năng suất và chất lượng rất tốt.
- Cây Mắc ca là cây lâu năm, bắt đầu cho quả từ năm thứ 5 và đạt năng suất cao từ năm thứ Cây Mắc ca có thể cho quả tới 60 năm tiếp theo và thân gỗ của nó có thể sử dụng cho công nghiệp chế biến gỗ. Chi phí phân bón và chăm sóc đối với loại cây này ở thời điểm hiện tại không quá 50.000 đồng/cây mỗi năm. Đối với các tỉnh phía Bắc, Mắc ca còn có thể trở thành loại cây phủ xanh, giữ đất…