Đặc điểm tự nhiên:
- Màng tang là gì?
- Màng tang có tên khoa học Litsea cubeba (Lour.) Pers, thuộc họ Long não (Lauraceae). Nó còn được biết đến với những cái tên khác như: Tất trùng già, Sơn thương, Mộc khương
- Mô tả cây Màng tang
- Đây là loại cây nhỡ, cây trưởng thành cao khoảng 5 = 8m. Thân vỏ xanh có lỗ bì, khi già thì biến thành màu nâu xám. Vỏ ngoài thường nhẵn, màu xám nhạt, xám nâu, nâu đỏ nhạt. Vỏ trong thường màu kem, vàng cam đến màu đỏ nhạt. Có nhiều cành nhỏ dài và mềm tỏa ra. Cây tỏa mùi thơm dịu như mùi chanh.
- Lá đơn mọc cách, phiến lá hình mác dài độ 7 – 10cm, rộng 1,5 – 2,5cm. Mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới xám, sau biến thành màu đen. Lá khá dày. Mép lá là dạng mép nguyên, cuống mảnh, gân rõ dạng lông chim.
- Hoa nhỏ màu trắng ngà, đực cái khác gốc, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng hình cầu. Quả chín có màu đen, rất thơm. Cây ra hoa vào tháng 1 – 3 và ra quả vào tháng 4 – 9 hàng năm.
- Phân bố
- Trên thế giới, cây Màng tang phân bố tự nhiên trong một vùng rộng lớn, từ miền đông dãy Hymalaya đến miền nam Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam. Lào, Thái Lan, Indonesia,….
- Tại nước ta, Màng tang được bắt gặp mọc hoang ở vùng núi cao, như Hoàng Liên Sơn, các núi ở Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Kon Tum, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng,… Sau này cây đã được trồng ở một số nông trường, vừa để lấy bóng mát cho các cây khác, vừa để lấy quả cất tinh dầu.
- Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Bộ phận dùng: Rễ, quả, cành lá
- Thu hái: Rễ, cành, lá thu hái quanh năm ở cây trưởng thành, còn quả lấy lúc quả chín.
- Chế biến: Toàn cây hái về đem giũ sạch đất cát, rửa sạch, cát nhỏ phơi sấy khô dùng dần. Còn quả có thể dùng chưng cất tinh dầu.
- Bảo quản: Cất giữ dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh những nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào dược liệu.
- Tác dụng của Màng tang
- Thành phần hóa học trong dược liệu
- Trong cây Màng tang chứa nhiều tinh dầu, ngoài ra còn alkaloid và các chất khác. Thành phần trong tinh dầu của các bộ phận có sự khác nhau:
- Tinh dầu ở quả chứa 70% citral
- Tinh dầu lá chứa 80% cineol
- Tinh dầu vỏ thân chứa 36% geraniol
- Quả Màng Tang khô
- Khi quả Màng tang căng mọng, bóp quả ra kiểm tra thấy hạt đã cứng, có màu vàng nhạt thì đó là lúc quả đã gần già và thu hái về phơi khô dưới trời nằng tự nhiên để thành sản phẩm Quả Màng Tang khô.
- Quả Màng Tang khô (Hạt tiêu rừng) có vị cay nhẹ, thoảng thoảng mùi thơm của sả chanh, chuyên dùng để làm gia vị tẩm ướp các món ăn như nướng thịt lợn, thịt bò, thịt gà, vịt, hải sản,.. cho hương vị món ăn rất thơm ngon bổ dưỡng. Ngoài quả khô để làm gia vị thì phần lớn quả tươi và lá dùng để triết xuất tinh dầu phục vụ trong Y học, dược phẩm, mỹ phẩm…